Bất động sản nghỉ dưỡng vùng ven dần rơi vào trạng thái ‘đóng băng’
Cách đây mấy ngày, Công ty Kiến Á, chủ đầu tư dự án CitiGrand ngay phường Cát Lái (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đã mở bán 100 căn hộ tại dự án, với mức giá từ 51-55 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT). Đến nay, khoảng 80% giỏ hàng đã được khách hàng đặt mua. Được biết, dự án đã xây dựng đến tầng 11 và dự kiến năm 2026 sẽ bàn giao nhà cho khách hàng.Theo đại diện chủ đầu tư, dự án vướng dịch Covid-19 nên phải tạm dừng thi công. Thời điểm đó, nhiều khách hàng mua căn hộ đã thanh lý hợp đồng, trả căn hộ lấy lại tiền. Số căn hộ mở bán lần này là những căn hộ khách hàng trả lại và hàng tồn kho bất động sản còn đọng lại từ trước. Houze, đơn vị kinh doanh dự án cho biết, kết quả bán hàng đã gây bất ngờ ngoài mong đợi của đơn vị kinh doanh và chủ đầu tư dù lượng tiêu thụ này vẫn còn khiêm tốn so với giai đoạn trước năm 2019. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái và so với thời điểm đầu năm 2024 thì đó là "kỳ tích". Sở dĩ dự án này được quan tâm bởi giá được xem là rẻ nhất thị trường khu Đông hiện nay khi chỉ từ 2,8 tỉ đồng/căn 2 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh dù có tăng so với giai đoạn mở bán đầu tiên hồi năm 2021 có giá từ 2,1 - 2,5 tỉ đồng/căn. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng chiết khấu trực tiếp 3% vào giá bán. Khách hàng chỉ thanh toán ban đầu 280 triệu đồng, tương đương 10% giá trị căn hộ là ký hợp đồng mua bán và được kéo dài thanh toán đến 32 tháng, hỗ trợ lãi suất 0% và ân hạn nợ gốc cho đến khi nhận nhà... Sát bên TP.HCM, tại Bình Dương thời gian qua nhiều dự án mở bán và cũng thu về những tín hiệu khả quan. Chẳng hạn, dự án TT AVIO của liên doanh Nhật Cosmos Initia, TT Capital và Koterasu Group ngay những ngày cuối năm 2024, với sự kiện giới thiệu giai đoạn 2 thu hút 500 khách hàng tham gia và 150 căn hộ đã được bán. Đây là căn hộ nằm trong phân khúc nhà vừa túi tiền khi có giá chỉ từ 1,25 tỉ đồng/căn, tương đương khoảng 30 triệu đồng/m2. Trước đó vào giữa tháng 11.2024, dự án này mở bán giai đoạn 1 và 350 căn hộ được giao dịch thành công. Dự án có vị trí ở TP.Dĩ An (Bình Dương), cận kề với TP.Thủ Đức (TP.HCM) nên thu hút được những người có nhu cầu về nhà ở tại TP.HCM "dạt" về đây mua nhà, trong bối cảnh thị trường TP.HCM cạn nguồn cung giá vừa túi tiền và giá đang "neo" cao ngất ngưởng.Một dự án khác ở Bình Dương là The Emerald 68 cũng mới mở bán trở lại. Theo công bố từ đơn vị bán hàng, giá bán căn hộ tại dự án từ 47 - 49 triệu đồng/m2. Mỗi tháng đơn vị này tung khoảng 100 căn hộ nhưng tỉ lệ "chốt đơn" lên đến 80 - 90% giỏ hàng. Theo bà Nguyễn Bảo Khuê, Tổng giám đốc DKRA Vega, dự án thu hút nhiều khách hàng bởi chỉ cần trả trước khoảng 25% mà giãn đến 20 tháng sau mới đóng tiếp. BIDV cho vay tới 70%, trong 24 tháng người mua không phải chịu tiền lãi và gốc. Sau thời gian này trả góp chỉ tầm 9 - 12 triệu/tháng thì hấp thụ nhanh cũng dễ hiểu. Đây là cơ hội cuối để chủ đầu tư "vét" khách hàng. Ở Long An, dự án Destino (huyện Bến Lức) giáp ranh với huyện Bình Chánh, đã bán được 700 căn hộ trên tổng số 2.000 căn hộ với giá từ 26 triệu đồng/m2. Bà Giang Huỳnh, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và S22M Savills Việt Nam nhận định, trong bối cảnh nguồn cung nhà ở TP.HCM khan hiếm, giá bất động sản thì cao đã thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu của người mua về thị trường vệ tinh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai...Cũng do thiếu hụt nguồn cung mới nên gần như dự án nào có sản phẩm ra thị trường, tỉ lệ tiêu thụ đều tốt. Về triển vọng của thị trường bất động sản, PGS-TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, nhận định sẽ tốt lên và cơ hội bùng nổ sẽ dành cho các phân khúc bất động sản công nghiệp, nhà ở xã hội, đô thị sinh thái, đô thị thông minh và bất động sản du lịch.Thách thức và cơ hội của thị trường bất động sản tương lai, đó là các yếu tố về kinh tế trên thế giới và đặc biệt là câu hỏi có tiếp tục khai thông được thị trường đất đai. Tuy nhiên, khai thông không chỉ các vướng mắc thủ tục, quy trình mà điểm then chốt chưa đụng đến là quyền tài sản và cơ chế định giá thị trường. Ngoài ra, vấn đề khai thông dòng vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam cũng là vấn đề đáng được lưu tâm.Nhận định CLB Thanh Hóa vs CLB Hải Phòng (17 giờ, 8.4): 'Bố già' lợi hại trở lại
Ông Phạm Công Chiên (người trông coi chùa Viên Quang), phân trần: "Tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của chùa diễn ra khoảng 10 năm nay nhưng chưa được tu sửa. Người dân vẫn đi lễ những ngày rằm, mùng 1 nhưng khi di chuyển trong chùa họ luôn trong tâm trạng lo sợ bị vữa, ngói rơi vào đầu".
Ấn tượng với bộ ảnh thời trang chụp tại ngôi chùa lớn nhất thế giới
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.
Ông Nguyễn Bảo Hoàng - Chủ tịch Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam (VBF) cho biết: “Cách đây hơn 10 năm, tôi bắt đầu làm bóng rổ tại Việt Nam. Tôi vẫn còn nhớ, việc lên kế hoạch cụ thể cho việc phát triển bóng rổ lúc bấy giờ rất khó khăn bởi khi đó tại Việt Nam không có nhiều giải đấu, sân chơi để các VĐV có thể tham gia”.
HLV Lê Huỳnh Đức đấu trí trận rất quan trọng, ông Kim Sang-sik không bỏ lỡ
"Tết năm ngoái, tôi không có thời gian để nghỉ ngơi. Khi quẩn quanh trong bếp. Sau cúng buổi sáng lại dọn rửa chén, bát. Tiếp tục làm cái này, cái kia, lo cho bữa ăn trưa, tối…", chị Nhung nhớ lại.